KÍNH ÁP TRÒNG CẬN THỊ - CẨM NANG TOÀN DIỆN NHẤT 2021 CHO NGƯỜI MỚI DÙNG

Bạn muốn sử dụng kính áp tròng cận thị thay vì kính gọng để diện mạo luôn ở trong trạng thái xinh đẹp nhất? Thế nhưng, quá nhiều thông tin về sự nguy hiểm của chúng khiến ban băn khoăn “Không biết có nên dùng hay không?” Đừng đắn đo thêm nữa, mạnh dạn mua ngay đôi kính áp tròng bạn muốn và đọc bài viết sau của Vivimoon để biết cách sử dụng “an toàn tuyệt đối”.
 

Xem thêm: Danh sách các mẫu kính áp tròng hot nhất 2021

Kính áp tròng cận thị: Chọn, đeo, tháo, vệ sinh và những lưu ý quan trọng khác

1. Cách chọn kính áp tròng cận thị cho người mới bắt đầu

Cách chọn độ cận

Độ cận của kính áp tròng cận thị và kính gọng sẽ khác nhau đôi chút. Vì khi đeo kính gọng, giữa thấu kính và nhẫn cầu có khoảng cách, còn khi đeo kính áp tròng thì không. Theo đó, độ cận của kính áp tròng cận thị được tính như sau:

 

- Độ cận thực tế: 0.00 - 3.00: Độ cận kính áp tròng giữ nguyên

 

- Độ cận thực tế: 3.25 - 5.00: Độ cận kính áp tròng - 0.25

 

- Độ cận thực tế: 5.25 - 7.00: Độ cận kính áp tròng - 0.5

 

- Độ cận thực tế: 7.25 - 8.50: Độ cận kính áp tròng - 0.75

 

Trong trường hợp bạn bị thêm loạn thị, nếu độ loạn của bạn nhỏ hơn 2.00 thì độ cận kính áp tròng sẽ bằng: (Độ cận thực tế - Mức giảm độ cần thiết) + (Độ loạn : 2)

Ví dụ: Bạn cận 5.00, loạn 2.00 thì độ cận kính áp tròng của bạn sẽ là: (5- 0,25) + (2: 2)= 5,75

 

Cách chọn màu

 

Để chọn màu của kính áp tròng cận thị, bạn cần quan tâm đến rất nhiều yếu tố, như: Màu da, màu tóc, màu mắt. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần xem xét đến vẫn là “Cách bạn muốn diện mạo mình được thay đổi”. Theo đó, nếu bạn thích một đôi mắt “sâu, long lanh, nhưng tự nhiên”, mang đến cho bạn vẻ ngoài dịu dàng, chỉ đẹp hơn chứ không khác bình thường quá nhiều, bạn nên chọn những tông màu tối. Còn nếu bạn muốn một vẻ ngoài thật cá tính, nổi bật, khác hoàn toàn so với bạn của thường ngày, hãy chọn những tông màu sáng, như: Xám, xanh,...

 

Cách chọn độ giãn

 

Về cơ bản, kính áp tròng cận thị có hai loại độ giãn dựa theo thông số Gdia: Không giãn/ Giãn nhẹ (có gdia 12.0 - 13.3) và Giãn lớn (gdia >13.3). Nếu bạn có tròng mắt nhỏ, hãy chọn loại kính áp tròng cận thị không giãn hoặc giãn nhẹ, để mắt nhìn tự nhiên, không bị giả. Còn nếu bạn có tròng mắt to, cứ thoải mái lựa chọn bất cứ loại giãn nào bạn muốn.

 

Xem thêm: Kính áp tròng cận thị - Cẩm nang toàn diện nhất cho người mới dùng

2. Cách đeo kính áp tròng cận thị cho người mới bắt đầu

 

Lần đầu tiên đeo kính áp tròng cận thị có thể là một thử thách đối với bạn. Tuy nhiên, đọc kỹ 8 bước đeo kính cụ thể, chi tiết, rõ ràng, và xem ảnh minh họa sau đây của Vivimoon, rất nhanh chóng bạn sẽ thấy nó “dễ như ăn kẹo”. Lưu ý: Khi kính áp tròng cận thị vừa tiếp xúc với con ngươi, bạn sẽ cảm thấy kỳ kỳ đôi chút. Thế nhưng yên tâm, cảm giác này sẽ lập tức biến mất. Thêm nữa, khi mới bắt đầu bạn có thể đeo kính áp tròng cận thị bằng tay. Tuy nhiên, khi đã quen, hãy đeo bằng dụng cụ để đảm bảo vệ sinh và chất lượng của kính.

 

Bước 1: Rửa sạch tay bằng xà phòng rồi lau khô bằng khăn hoặc máy sấy.

 

Bước 2: Lấy kính áp tròng ra khỏi khay đựng. Trừ khi độ cận 2 mắt của bạn là như nhau, hãy đảm bảo rằng bạn lấy đúng mắt kính áp tròng. Thêm nữa, hãy thật nhẹ nhàng, để chúng không bị rách.

 

Bước 3: Đặt kính áp tròng cận thị trên đầu ngón trỏ. Hãy chắc chắn rằng kính áp tròng chỉ tiếp xúc với phần thịt ngón tay của bạn. Nếu kính áp tròng trông giống một cái bát, nó đang ở mặt đúng. Nếu kính áp tròng vành ra trông giống một cái phễu, nó đang ở mặt sai. Và bạn cần chỉnh lại cho nó về đúng mặt. Kiểm tra bề mặt kính áp tròng xem có bụi bẩn hay không, nếu có, hãy vệ sinh lại kính áp tròng. Chú ý: Nhỏ một chút thuốc nhỏ mắt vào trong lòng kính sẽ giúp bạn thao tác dễ dàng hơn.

 

Cach_deo_kinh_ap_trong_1

Bước 4: Nhẹ nhàng dùng ngón trỏ của “bàn tay không giữ kính” kéo mí mắt trên lên, và dùng ngón giữa của bàn tay đang giữ kính kéo mí dưới xuống.

 

cach_deo_kinh_ap_trong_2

 

Bước 5: Đưa kính áp tròng cận th về phía con ngươi. Cố gắng không chớp mắt, không cử động đầu đột ngột. Giữ mắt nhìn thẳng về kính áp tròng.

 

Bước 6: Đặt kính áp tròng lên con người. Hãy đảm bảo rằng nó nằm chính xác trên con ngươi. Nếu cần thiết, cứ nhẹ nhàng di chuyển nó trên nhãn cầu cho đến khi nó nằm đúng vị trí. Hoặc nếu không, đảo mắt lên, xuống, trái, phải cho đến khi bạn cảm thấy ổn.

 

cach_deo_kinh_ap_trong_3

Bước 7: Đưa các mí mắt về vị trí cũ, chớp mắt để điều chỉnh kính áp tròng

 

Bước 8: Lp lại với mắt bên kia

3. Cách tháo kính áp tròng cận thị cho người mới bắt đầu

 

Lại một cuộc chiến khác. Nhưng đừng lo lắng, 5 bước tháo kính đơn giản kèm ảnh minh họa sau đây sẽ giúp bạn vượt qua một cách chóng vánh. Chú ý, cũng giống với đeo kính, khi mới bắt đầu, bạn có thể tháo kính bằng tay để dễ thao tác. Nhưng khi đã quen, hãy dùng dụng cụ chuyên dụng để đảm bảo vệ sinh và chất lượng của kính áp tròng cận thị nhé.

 

Bước 1: Nhỏ một chút thuốc nhỏ mắt trước khi tháo kính áp tròng cận thị. Không phải lúc nào bạn cũng cần phải làm vậy. Tuy nhiên, nếu mắt bạn đang bị khô, và kính áp tròng không chịu rời khỏi con ngươi, thì làm vậy là cần thiết

 

cach_thao_kinh_ap_trong_1

 

Bước 2: Nhìn ngước lên phía trên và dùng ngón giữa kéo mí mắt dưới xuống

 

Bước 3: Dùng đầu ngón tay trỏ (của cùng một bàn tay đang giữ mí mắt) chạm vào kính áp tròng cận thị và kéo nó trượt xuống phía dưới con ngươi ( phần lòng trắng của mắt)

 

Bước 4: Dùng đầu ngón tay trỏ và ngón tay cái của tay còn lại nhẹ nhàng nhấc kính áp tròng ra khỏi nhãn cầu. Và đặt kính áp tròng vào dung dịch ngâm ngay lập tức.

 

cach_thao_kinh_ap_trong_2

 

Bước 5: Lặp lại với mắt bên kia

4. Cách vệ sinh và bảo quản kính áp tròng cận thị cho người mới bắt đầu

 

Vệ sinh và bảo quản kính áp tròng cận thị

 

Nếu không sử dụng thường xuyên, hai ngày một lần, bạn chỉ cần bỏ ra vài phút để thực hiện nhiệm vụ này. Vì vậy, đừng có lười, hãy tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn sau đây của Vivimoon để bảo vệ an toàn đôi mắt của bạn.  

 

Bước 1: Trước khi chạm vào mắt, kính áp tròng hay thậm chí là khay đựng kính, rửa sạch tay với xà phòng (tốt nhất là xà phòng dạng lỏng, không có mùi thơm, chống vi khuẩn) và lau khô chúng.

 

Bước 2: Đổ dung dịch khử trùng cũ trong khay đựng kính đi và thay vào đó dung dịch khử trùng mới.

 

Bước 3: Đặt kính áp tròng cận thị trong lòng bàn tay sạch sẽ và khô ráo của bạn.

 

cach_ve_sinh_kinh_ap_trong_cạn_thi

 

Bước 4: Nhỏ một vài giọt dung dịch ngâm lên kính áp tròng. Dùng phần thịt của đầu ngón tay nhẹ nhàng chà kính áp tròng qua lại để làm sạch bề mặt.

 

cach_ve_sinh_kinh_ap_trong_can_thi_2

 

cach_ve_sinh_kinh_ap_trong_can_thi

 

Bước 5: Đặt kính áp tròng vào khay đựng và đóng nắp lại.

 

cach_ve_sinh_kinh_ap_trong_can_thi

 

Bước 6: Làm tương tự với mắt kính còn lại.

 

Vệ sinh khay đựng kính áp tròng cận thị

 

Bạn có thể rất quan tâm đến việc vệ sinh kính áp tròng cận thị, nhưng lại thường xuyên quên mất khay đựng kính. Thế nhưng cũng giống kính áp tròng, khay đựng kính phải luôn sạch sẽ. Chính vì vậy, hãy đảm bảo rằng, lúc nào chúng cũng trong trạng thái vô trùng bằng cách mỗi tuần vệ sinh chúng một lần theo các bước sau  :

 

Bước 1: Đổ hết dung dịch khử trùng cũ chứa trong khay.

 

Bước 2: Đổ đầy dung dịch khử trùng mới, đóng nắp và dốc ngược khay lại trong vòng 1 giờ.

 

Bước 3: Rửa sạch vỏ ngoài khay bằng nước máy. Sau đó, đổ dung dịch khử trùng trong khay đi.

 

Bước 4: Úp khay và để khô tự nhiên.

 

Bước 5: Thay khay mỗi 3 tháng một lần.

Xem thêm: 5 phát hiện động trời mới tinh về kính áp tròng cực kỳ ít người biết

 

5. Một số nguyên tắc sử dụng kính áp tròng cận thị khác

 

- Không đeo kính áp tròng khi ngủ:

 

- Không đeo kính áp tròng cận thị khi bơi: Bởi nước chứa nhiều vi khuẩn. Đeo kính áp tròng khi bơi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử mắt.

 

- Không đeo kính áp tròng khi đang đau mắt: Tiếp xúc trực tiếp với con ngươi, kính áp tròng có thể làm nặng thêm tình trạng đau mắt của bạn.

 

- Không dùng chung kính áp tròng với người khác: Bạn không thể kiểm soát được vấn đề vệ sinh kính áp tròng nếu bạn dùng chung nó với người khác. Tình trạng này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử mắt.

 

- Không dùng kính áp tròng quá hạn: Kính áp tròng quá hạn không còn khả năng tự bảo vệ và cực kỳ dễ bị nhiễm khuẩn.

 

- Không đeo kính áp tròng quá lâu: Nhất là đối với người mới, ngày đầu tiên bạn chỉ nên đeo tối đa 3 - 4h, ngày thứ hai 4 - 5h, ngày thứ ba 5 - 6h, từ ngày thứ tư 6 - 8h. Sau này khi đã quen, bạn cũng chỉ nên đeo kính áp tròng trong khoảng thời gian đó để mắt được khỏe mạnh nhất.

 

- Không dùng bất cứ dung dịch nào khác, ngoài dung dịch khử trùng chuyên dụng để vệ sinh kính áp tròng cận thị và khay đựng kính.

 

- Không đeo kính áp tròng sau khi đã trang điểm (thay vào đó hãy đeo trước khi trang điểm): Để tránh phấn mắt hay các sản phẩm trang điểm khác dính vào kính áp tròng.

-----------------------------

Vivimoon®  - Luxury Contact Lens Brand 

한국어 콘택트 렌즈

⟢ Hotline: 079 510 2222

⟢ Facebook: https://www.facebook.com/vivimoon.lens

⟢ Instagram: https://www.instagram.com/vivimoon.lens/

⟢ Showrooms: https://vivimoon.vn/he-thong-cua-hang

⟢ Customer’s Feedbacks: https://vivimoon.vn/customer-feedback-a6780.html 

 

 

 

 

zalo

Thiết kế web bởi Thiết kế web bởi NHANH.VN

Chung nhan Tin Nhiem Mang